Giấy phép lái xe B2, GPLX B2 (còn gọi là bằng lái xe hạng B2) là một loại giấy phép/chứng chỉ mà người điều khiển các phương tiện giao thông được cấp bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bằng lái xe hạng B2 được phép đều khiển các loại xe phổ biến nhất hiện nay như xe ô tô du lịch chở người từ 4 đến 9 chỗ, lái xe tải có trọng tải từ 3.5 tấn trở lại, được phép lái xe sô tự động hạng B1.
Bộ giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 38/2019 thay đổi một số quy định về học lái xe ô tô hạng B2. Do đó việc học lái xe ô tô sẽ gắt gao hơn rất nhiều, học viên phải học đủ số buổi lý thuyết và có chấm điểm danh vân tay. Do đó, chi phí học lái xe có thể tăng gấp 2-3 lần hiện nay.
Học lái xe ô tô bằng B2 là nhu cầu trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, bằng lái xe hạng B là loại giấy phép lái xe được sử dụng nhiều nhất với các tài xế vì tính tiện lợi, có thể lái được hầu hết các loại xe chở người thông dụng và xe tải loại nhỏ. Và việc học lái xe để có giấy phép lái xe loại này cũng không tốn quá nhiều thời gian. Thời gian học lái xe và thi sát hạch bằng lái chỉ mất khoảng 3 tháng.
Phần thi sát hạch lái xe ô tô trên đường từ ngày 1/7/2016 sẽ được sử dụng các thiết bị chấm điểm tự động thay vì thi thủ công do cán bộ sát hạch chấm điểm. Bài thi thực hành 15m – 3 số (2km đường trường) sẽ đòi hỏi học viên thực hành tốt hơn.
Theo Thông tư 58/2015/TT-BGTVT năm 2015 của Bộ GTVT, từ 1/4/2016, toàn bộ học viên học và thi sát hạch Giấy phép lái xe ô tô hạng B2 sẽ phải thi 11 bài (trước đây là 10 bài). Trong đó, bài thi bổ sung thứ 11 là bài ghép xe ngang, toàn bộ 11 bài thi sát hạch bằng B2 sẽ kéo dài từ 15 phút lên 18 phút. Tuy nhiên, tổng điểm sát hạch để đỗ vẫn giữ nguyên là 80 điểm.
Theo đó, bài thi số 11 sẽ có thời gian thi tối đa là 3 phút, nếu học viên để bánh xe chèn vạch bị trừ 5 điểm, quá thời gian thi 3 phút mà chưa hoàn thành xem như học viên đó không đạt. Đặc biệt, từ ngày 1/7 tới đây, toàn bộ xe sát hạch đường trường cũng sẽ được gắn chíp tự động chấm điểm học viên, thay bằng việc có giám khảo ngồi cạnh như hiện nay.
Trao đổi với ông Lương Duyên Thống – Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý phương tiện người lái (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho biết, hiện nay việc sát hạch lái xe trên đường do sát hạch viên trực tiếp chấm điểm có camera theo dõi giám sát. Tuy nhiên từ ngày 1/7 hình thức thi mới được áp dụng nhằm tăng cường công khai, minh bạch, khách quan trong quá trình sát hạch lái xe ô tô.
Phần thi đường trường là một phần thi trên đoạn đường ngắn (khoảng 2km) gần trung tâm sát hạch, thuận tiện cho việc di chuyển của thí sinh và giám thị. Đoạn đường này thường có giao cắt đồng mức, đường có đoạn rộng, đoạn hẹp; mặt đường có đoạn tốt, xấu, mật độ giao thông vừa phải… Mục đích là để kiểm tra tay lái của thí sinh các bài tập khác nhau trên thực địa.
Khác với phần thi sa hình cần đi chậm với số thấp, phần thi lái trên đường trường yêu cầu thí sinh phải đảm bảo tốc độ và xử lý tình huống phù hợp với thực tế trên đường và theo yêu cầu của giám thị trên xe.
Từ ngày 1/7/2016 khi thi sát hạch lái xe ô tô trên đường trường 2km sẽ chấm điểm tự động (ảnh minh hoạ)
Theo nhiều thí sinh từng tham gia thi lấy bằng lái xe cho biết, tình trạng các sát hạch viên lấy tiền lót tay của học viên (trong xe khi thực hiện sát hạch đường trường) đã trở thành “lệ” trong quá trình thi, lấy bằng lái xe lâu nay. Với cách thi mới này hứa hẹn sẽ kiểm tra được khả năng lái của học viên chính xác, ngăn các hành vi tiêu cực của sát hạch viên.
Theo ông Nguyễn Đình Nghĩa, Trưởng phòng Quản lý phương tiện và người lái (Sở GTVT Hà Nội) cho biết, việc đưa hình thức chấm điểm tự động này nhằm mục đích công khai và minh bạch hoá. Tối giản hoá yếu tố con người vào kết quả. Vai trò của người sát hạch viên khi đó là giám sát người thi, chức năng chấm thi giảm thiểu tối đa.
Trong phần thi sát hạch đi trên đường trường sẽ có sát hạch viên ngồi bên phải các thí sinh để yêu cầu tăng, giảm tốc độ, rẽ phải, rẽ trái, tránh chướng ngại vật phía trước… Mọi thông số điểm sẽ do máy tự động chấm và hiển thị lên bảng điện tử cho thí sinh biết.
“Các tình huống tĩnh trên bài thi chỉ cần 1 người lái trên xe. Tuy nhiên trên đường là tình huống động nên cán bộ phải có mặt ở trên xe để đảm bảo bất trắc xảy ra. Người giám thị trên xe hoàn toàn có thể truất quyền thi của thí sinh nếu thí sinh mắc phải những lỗi trong quy định ví dụ như không chấp hành hiệu lệnh của giám khảo; Khi tăng giảm số xe choạng lái ra quá làn đường qui định; Lái xe không đảm bảo an toàn…” – Ông Nghĩa nhấn mạnh.
Để có thể triển khai mô hình đào tạo, sát hạch GPLX theo quy chuẩn mới, các Trung tâm đào tạo, sát hạch cho rằng, vấn đề đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị chính là rào cản lớn nhất với các đơn vị. Tuy nhiên, hiện nay công tác chuẩn bị vẫn đang được diễn ra để sắp tới đưa vào áp dụng đúng tiến độ.
Học viên có nhu cầu đăng ký khóa học mới để học bằng lái xe ô tô B2 tại trung tâm MASCO 21 Núi Thành – Đà Nẵng.
Hãy liên hệ ngay với Thầy Tân hotline: 0934 804 666
Với phương pháp dạy dễ hiểu, chậm mà chắc sẽ giúp các học viên nắm vững tay lái khi thi cũng như khi tham gia giao thông.
Trả lời